Cách Bố Trí Bếp Chữ L Đẹp, Chuẩn Phong Thủy
Hiện nay, bếp chữ L đã trở thành xu hướng và được nhiều người ưu tiên lựa chọn nhờ vào các ưu điểm nổi bật như: tiện nghi, đẹp mắt, phù hợp với nhiều không gian. Tuy nhiên, việc thiết kế và cách bố trí bếp chữ L có khá nhiều quy tắc cùng lưu ý để tránh phạm phải các điều kiêng kỵ trong phong thủy. Đọc ngay bài viết bên dưới của Pearlcons (Pcons) để có thêm những kiến thức xây dựng hữu ích về vấn đề này nhé!
Cách bố trí bếp chữ L giúp mở rộng không gian bếp (Ảnh: Internet)
Tại sao nên xây bếp chữ L?
Lựa chọn tối ưu cho không gian lưu trữ
Phần lớn bếp chữ L được thiết kế theo kiểu mô-đun, trải dài qua hai bức tường ở khu bếp nên cung cấp nhiều không gian lưu trữ. Bạn có thể trang bị một dãy tủ bên dưới quầy ngoài giá đỡ hoặc tủ chạy dọc theo tường phía trên quầy tùy vào nhu cầu và sở thích của mình. Ngoài ra, cách bố trí bếp chữ L còn tạo không gian để làm tủ ở góc, cất giữ các dụng cụ bếp núc cồng kềnh như xoong nồi. Đây cũng là ưu điểm lớn nhất về mặt chức năng của bếp chữ L khiến nhiều người cân nhắc và lựa chọn.
Tận dụng tối đa không gian nấu nướng
Nếu bố trí bếp theo hình chữ L, vấn đề nấu nướng cùng lúc nhiều người sẽ được giải quyết hoàn hảo. Hình dạng L giúp bếp có nhiều không gian mở, từ đó việc di chuyển trong bếp sẽ trở nên dễ dàng hơn nhiều so với phong cách galley. Song song với đó, kiểu bố trí bếp chữ L còn đi kèm với hai không gian nấu nướng cho hai người riêng biệt, không gây cản trở.
Thêm bồn rửa vào không gian bếp
Vì bếp chữ L có hai phân khúc không gian quầy nên thuận tiện cho việc kết hợp hai bồn rửa chén ở hai bên chân của hình chữ L. Thiết kế hai bồn rửa rất thuận tiện và lý tưởng vì bạn có thể đạt được quy trình nấu nướng tối ưu hơn. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể chia bếp thành hai phần, một cho quầy nấu còn một cho bồn rửa và đặt đảo bếp ở trung tâm với một bồn rửa khác.
Bếp chữ L đẹp, sang trọng (Ảnh: Internet)
Cách bố trí bếp chữ L đẹp, tiện nghi và phù hợp phong thủy
Chọn kích thước tủ bếp
Thông thường, tủ bếp chữ L chia thành hai phần là tủ bếp trên và tủ bếp dưới với kích thước tiêu chuẩn như sau:
Tủ bếp trên:
- Độ sâu trung bình: 30 – 35cm
- Chiều cao: 35 – 90cm
- Chiều cao tiêu chuẩn: 70cm
Tủ bếp dưới:
- Chiều sâu: 45 – 50cm
- Độ cao: 80 – 90cm
- Kích thước mặt bàn bếp: 60cm
Khoảng cách giữa tủ bếp trên và tủ bếp dưới dao động trong khoảng từ 40 – 60cm. Tuy nhiên, kích thước tối đa không nên vượt quá 70cm.
Bố trí các khu vực chức năng
Có 5 khu vực chức năng của bếp cần được bố trí hợp lý, bao gồm: kệ tủ, tủ lạnh, khu vực nấu nướng, khu vực sơ chế và khu vực bồn rửa. Sự phân chia khu vực hợp lí sẽ giúp không gian bếp được cân đối, gọn gàng và sạch sẽ.
Kệ tủ và bồn rửa thường đặt ở phần cánh bếp lớn để phục vụ sinh hoạt hàng ngày. Tủ lạnh âm tường đặt kế bồn rửa. Phần cánh còn lại của tủ bếp dành cho khu vực bếp nấu. Sắp xếp này cần đảm bảo tam giác hoạt động bếp – bồn rửa – tủ lạnh hợp lí, tốt nhất mỗi khu vực nên ở một cánh khác nhau. Hiện này, mọi người đang rất chuộng ý tưởng thiết kế bếp chữ L tích hợp lò nướng, tủ lạnh, máy giặt, ô chứa vi sóng…
Các khu vực chức năng cần được sắp xếp hợp lí (Ảnh: Internet)
Bố trí quầy bar hoặc bàn đảo
Nếu muốn đặt quầy bar hoặc bàn đảo, bạn có thể bố trí ở trung tâm của phòng bếp chữ L. Bàn đảo bếp thường được đặt tách rời ở chính giữa không gian bếp, phía trước tủ bếp hoặc phía sau người nấu để thuận tiện cho quá trình chế biến thức ăn. Nhờ có đảo bếp, người nấu có thể dễ dàng thao tác ở mọi hướng. Ngoài ra, đảo bếp còn có tác dụng như một chiếc tủ đựng đồ có hệ thống ngăn tủ phía dưới.
Cách bố trí bếp chữ L phù hợp phong thủy
- Trong phong thủy, hướng Đông Nam rất lý tưởng đối với bếp chữ L. Các chuyên gia cũng khuyên hướng quay mặt của người nấu trong bếp nên về phía Bắc hoặc phía Đông là tốt nhất.
- Tuyệt đối không thiết kế hướng nhà bếp thông thẳng với cửa chính vì sẽ ảnh hưởng không tốt đến tài vận của gia chủ.
- Phía Nam là hành hỏa, tương ứng với lửa trong bếp, vì vậy không bố trí bếp chữ L theo hướng này, tránh làm tài lộc của gia đình bị hao tổn.
Một số mẫu tủ bếp chữ L đẹp, tiện nghi
Phòng bếp hiện đại, đầy đủ tiện nghi (Ảnh: Internet)
Thiết kế phòng bếp thông minh, độc đáo (Ảnh: Internet)
Kết hợp cửa sổ để bếp thoáng đãng hơn (Ảnh: Internet)
Nhà bếp rộng rãi hơn nhờ cách bố trí bếp chữ L (Ảnh: Internet)
Hướng bếp hợp phong thủy (Ảnh: Internet)
Hy vọng với các chia sẻ về cách bố trí bếp chữ L trong bài viết trên của Pearlcons, bạn đã có thêm các thông tin hữu ích để ứng dụng cho nhà mình. Hãy tiếp tục theo dõi các bài viết tiếp theo để giải đáp những thắc mắc xoay quanh vấn đề thiết kế và xây dựng nhé!