Cách Chống Thấm Trần Nhà Nhanh, Hiệu Quả Và An Toàn
Trần nhà là vị trí quan trọng nên nếu việc thiết kế thi công chống thấm dột trần nhà bê tông không được làm tốt ngay từ đầu hoặc khi công trình bị xuống cấp thì việc cải tạo, nâng cấp rất cần thiết. Tình trạng thường gặp nhất là trần nhà bị thấm nước. Vậy phải làm sao khi rơi vào trường hợp này? Cùng Pearlcons (Pcons) tìm hiểu cách chống thấm trần nhà nhanh, hiệu quả và an toàn nhất trong bài viết dưới đây nhé!
Bạn đã biết cách chống thấm trần nhà hiệu quả chưa? (Ảnh: Internet)
Vì sao cần chống thấm cho trần nhà?
Trên thực tế, chi phí chống thấm chỉ chiếm từ 2 – 5% tổng chi phí xây dựng nhưng cần được tính toán và tiến hành cẩn thẩn vì sau một thời gian sử dụng, nếu bị thấm dột thì chi phí sửa chữa có thể tăng đến 10%, thậm chí là 20%. Do đó, chủ nhà nên chủ động áp dụng các cách chống thấm trần nhà ngay trong quá trình xây dựng để tránh tốn thêm tiền về sau.
Đối với trường hợp trần nhà bê tông bị thấm dột, bạn cần xử lí càng sớm càng tốt vì nếu để lâu trần nhà có nguy cơ bị mục ẩm nặng, xuất hiện rêu mốc, ngả màu ố vàng, thậm chí có thể bị thủng trần nhà. Chưa hết, nước thấm từ trần nhà có thể lan rộng ra các bức tường, ảnh hưởng tới thẩm mỹ và kết cấu của ngôi nhà, gây nguy hiểm cho gia chủ, nhất là những gia đình có trẻ em.
Nguyên nhân trần nhà bê tông bị thấm
Trước khi tìm hiểu cách chống thấm trần nhà, Pearlcons cung cấp cho bạn một số nguyên nhân gây ra tình trạng này như sau:
- Vật liệu xây dựng không tốt, không đảm bảo chất lượng nên sau một thời gian sử dụng, dưới tác động của các yếu tố bên ngoài như nhiệt độ, nắng, mưa… trần nhà sẽ bị xuống cấp và xuất hiện tình trạng thấm nước.
- Kết cấu thép đan xen bê tông không đạt yêu cầu, sử dụng bê tông kém chất lượng khiến nền xi măng nhanh chóng hư hại.
- Không áp dụng hoặc áp dụng không đúng cách các biện pháp chống thấm trong quá trình thi công xây dựng.
- Những ngôi nhà có sân thượng nhưng xây hệ thống thoát nước kém chất lượng khiến nước bị đọng lâu ngày dẫn đến trường hợp trần nhà bị thấm.
Trần nhà bị thấm gây ảnh hưởng xấu đến cuộc sống của gia chủ (Ảnh Internet)
Các cách chống thấm trần nhà bê tông
Dùng nhựa đường
Nhựa đường có màu đen, dạng lỏng hoặc bán rắn, độ nhớt cao, khả năng bám dính mạnh, tính đàn hồi và độ dẻo dai tốt nên có thể dùng khắc phục các vết nứt trần nhà. Cách thực hiện như sau:
- Bước 1: Vệ sinh trần, bóc hết các lớp vảy bên ngoài, quét một lớp primer gốc nhựa đường, chờ khô.
- Bước 2: Quét nhựa đường lên trần nhà, miết thật mạnh nhằm loại bỏ các túi khí rỗng bên dưới.
- Bước 3: Bơm nước lên các bề mặt vừa quét nhựa đường để kiểm tra hiệu quả chống thấm.
- Bước 4: Trám một lớp xi măng dày khoảng 3cm lên phía trên, đảm bảo trần nhà đã được chống thấm tuyệt đối.
Dùng sika
Sử dụng sika cũng là một trong những cách chống thấm trần nhà khá tốt. Sika ở dạng lỏng, có khả năng chống thẩm thấu và hình thành lớp màng chống nước hiệu quả.
- Bước 1: Đổ sika vào các rãnh và vết nứt trên trần nhà.
- Bước 2: Phủ thêm một lớp sika chống thấm lên trần, quét 2 lớp chống thấm và đợi từ 3 – 5 phút cho hóa chất khô.
- Bước 3: Bơm nước lên trần nhà để kiểm tra hiệu quả
Dùng sơn chống thấm
Sơn chống thấm có tính thẩm mỹ cao nhưng khả năng chống thấm không được bền sau thời gian bị ảnh hưởng bởi tia UV.
- Bước 1: Vệ sinh trần nhà thật sạch.
- Bước 2: Quét sơn chống thấm lên trần nhà, ưu tiên lấp kín các chỗ có vết nứt.
- Bước 3: Kiểm tra thẩm mỹ và độ chống thấm của lớp sơn.
Nên tìm hiểu rõ nguyên nhân để tìm biện pháp chống thấm trần nhà thích hợp (Ảnh: Internet)
Dùng keo chống thấm
Trong các cách chống thấm trần nhà thì dùng keo chống thấm là phương pháp phổ biến và được nhiều gia đình áp dụng.
- Bước 1: Làm sạch trần nhà, loại bỏ hoàn toàn các lớp vảy bên ngoài.
- Bước 2: Quét một lớp mỏng keo chống thấm lên bề mặt trần nhà sao cho các vết nứt được lấp kín. Tiếp theo, đợi keo khô rồi quét thêm 2 lớp keo lên.
- Bước 3: Kiểm tra những chỗ đã quét keo đảm bảo về hiệu quả và độ thẩm mỹ chưa.
Dùng màng chống thấm
Nhờ có lớp nhựa High Density Etilen, khả năng chịu nhiệt và chống lại những ảnh hưởng bởi các tác động bên ngoài của màng chống thấm rất ưu việt. Người sử dụng chỉ cần bóc lớp vỏ silicon rồi dán lên bề mặt trần nhà cần chống thấm là xong.
Dùng phụ gia chống thấm
Phụ gia chống thấm là một chất ở dạng lỏng, thường dùng để trộn vữa bê tông và xi măng với công dụng làm dẻo hồ, ngăn chặn các vết nứt, chống thấm dột vật liệu. Về cách dùng phụ gia chống thấm, bạn chỉ cần trộn trực tiếp sản phẩm vào xi măng và bê tông làm trần nhà.
Dùng phương pháp khò nóng
Trong tất cả các cách chống thấm trần nhà, phương pháp khò nóng mang lại hiệu quả tối ưu lại an toàn cho con người và môi trường vì không chứa chất độc hại.
- Bước 1: Vệ sinh trần nhà sạch sẽ.
- Bước 2: Cắt màng chống thấm sao cho các mép nối chồng lấn lên nhau từ 50 – 60mm.
- Bước 3: Quét lên bề mặt sàn một lớp primer gốc bitum để tăng độ bám dính.
- Bước 4: Dùng đèn khò gas khò phần dưới của màng. Khi thấy mặt bitum nóng và chảy mềm thì dừng lại.
- Bước 5: Đốt nóng chảy mép màng những nơi được chồng lấn.
- Bước 6: Bơm nước lên những bề mặt đã khò nóng, đợi 24 giờ. Nếu không xuất hiện tình trạng thấm trần thì có nghĩa đã thành công.
Hãy nhờ chuyên gia nếu bạn không có kinh nghiệm và chuyên môn (Ảnh: Internet)
Những lưu ý khi chống thấm trần nhà
- Tìm hiểu kỹ nguyên nhân khiến trần nhà bị thấm để chọn phương án khắc phục hiệu quả nhất, từ đó giúp tiết kiệm thời gian, chi phí và công sức.
- Trần nhà cần được làm sạch và loại bỏ lớp sơn cũ trước khi tiến hành chống thấm.
- Nếu không có kinh nghiệm, bạn nên tìm đến các dịch vụ sửa chữa chuyên nghiệp để tránh gặp phải những rủi ro đáng tiếc.
Pearlcons vừa chia sẻ xong với bạn các cách chống thấm trần nhà nhanh và hiệu quả. Hãy tiếp tục theo dõi những bài viết khác của chúng tôi để có thêm nhiều kiến thức xây dựng bổ ích và thú vị nhé. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết này!